Đánh giá một số điều kiện địa chất và địa chất công trình ảnh hưởng đến di sản Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

1. MẶT CẮT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ CÁC THÀNH TẠO TRONG CẤU TRÚC NỀN ĐẤT KHU VỰC ĐÔI BỜ HIỀN LƯƠNG - BẾN HẢI

Khu vực xây dựng cầu có các lớp đất như sau:

Lớp 1: Cát hạt thô, màu xám đen, kết cấu xốp

Lớp 2: Cát hạt thô lẫn xác thực vật, màu xám vàng, kết cấu xốp

Lớp 3: Cát hạt thô lẫn sạn sỏi, màu xám vàng, kết cấu chặt vừa

Lớp 4: Lớp sét pha, màu xám xanh, trạng thái cứng

Lớp 5: Đất sét ơha màu xám xanh, xám vàng, trạng thái dẻo mềm

Lớp 6a: Cát hạt thô, màu xám vàng, xám trắng, kết cấu chặt vừa

Lớp 6: Sét pha, màu xám vàng, trạng thái cứng

Lớp 7: Sét màu xám trắng, xám vàng, trạng thái cứng

Lớp 8: Sản phẩm phong hóa của đá granit. Thành phần sét pha lẫn dăm đá phong hóa, sạn sỏi, trạng thái cứng.

Mặt cắt địa chất khu vực Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải được trình bày trong phu lục của báo cáo.

2. TÍNH CHẤT CƠ LÝ CÁC LỚP ĐẤT ĐÁ

Lớp 1: Cát hạt thô, màu xám đen, kết cấu xốp

Đây là lớp trên mặt, được ký hiệu là lớp 1 trên mặt cắt địa chất công trình. Chỉ gặp ở LK 1, 4 và 5. Bề dày trung bình từ 1.5 – 1.8m. Tính chất cơ lý được biểu diễn ở Bảng 1

Bảng 2.1. Chỉ tiêu cơ lý của Lớp 1

Lớp 2: Cát hạt thô lẫn xác thực vật, màu xám vàng, kết cấu xốp

Lớp này phân bố trên toàn bộ khu vực khảo sát và được ký hiệu là (2) trên mặt cắt địa chất công trình. Thành phần chủ yếu là cát hạt thô lẫn xác thực vật, màu xám vàng. Phân bố ở độ sâu không lớn, với bề dày thay đổi từ 0.7 – 2.1m. Chỉ số SPT là 5 - 7 búa. Lớp này có cường độ chịu tải trung bình. Tính chất cơ lý lớp này được mô tả ở Bảng 2.

Bảng 2. Chỉ tiêu cơ lý của Lớp 2

Lớp 3: Cát hạt thô lẫn sạn sỏi, màu xám vàng, kết cấu chặt vừa

Lớp này phân bố trên toàn bộ khu vực khảo sát và được ký hiệu là (3) trên mặt cắt địa chất công trình. Thành phần chủ yếu là cát hạt thô lẫn xác thực vật, màu xám vàng. Phân bố ở độ sâu không lớn, với bề dày thay đổi từ 1.7 - 2.5m. Chỉ số SPT là 7 – 16 búa. Tính chất cơ lý lớp này được mô tả ở Bảng 3.

Bảng 3. Chỉ tiêu cơ lý của Lớp 3

Lớp 4: Lớp sét pha, màu xám xanh, trạng thái cứng

Lớp này chủ yếu gặp ở HK1, HK5 và HK6 chúng phân bố ở hai bên cửa sông với bề dày thây đổi từ 2.5m (HK1) đến 4.9m (HK6), được ký hiệu là (4) trên mặt cắt địa chất công trình. Thành phần chủ yếu là sét pha, màu xám xanh. Chỉ số xuyên SPT từ 30 - 32 búa. Tính chất cơ lý lớp này được mô tả ở Bảng 4.

Bảng 4. Chỉ tiêu cơ lý của Lớp 4

Lớp 5: Đất sét pha màu xám xanh, xám vàng, trạng thái dẻo mềm

Lớp này chủ yếu gặp ở HK2, HK4 và HK5, được ký hiệu là (5) trên mặt cắt địa chất công trình. Thành phần chủ yếu là đất sét pha, màu xám xanh, xám vàng. Bề dày thay đổi từ 1.5 – 4.0m. Chỉ số xuyên SPT từ 21 - 38 búa. Tính chất cơ lý lớp này được mô tả ở Bảng 5.

Bảng 5. Chỉ tiêu cơ lý của Lớp 5

Lớp 6a: Cát hạt thô, màu xám vàng, xám trắng, kết cấu chặt vừa

Lớp này chỉ xuất hiện ở HK5 và HK6, được ký hiệu là (6a) trên mặt cắt địa chất công trình. Thành phần chủ yếu là cát hạt thô, màu xám vàng, xám trắng. Bề dày thay đổi từ 2.2 - 3.5 m. Chỉ số xuyên SPT từ 26 - 28 búa. Tính chất cơ lý lớp này được mô tả ở Bảng 6.

Bảng 6. Chỉ tiêu cơ lý của Lớp 6a

Lớp 6: Sét pha, màu xám vàng, trạng thái cứng

Lớp này xuất hiện rãi rác ở HK1, HK2, HK3 và HK 4, được ký hiệu là (6) trên mặt cắt địa chất công trình. Thành phần chủ yếu là sét pha, màu xám vàng. Bề dày thay đổi từ 2.93 – 7.5 m. Chỉ số xuyên SPT từ 31 - 38 búa. Tính chất cơ lý lớp này được mô tả ở Bảng 7.

Bảng 7. Chỉ tiêu cơ lý của Lớp 6

Lớp 7: Sét màu xám trắng, xám vàng, trạng thái cứng

Lớp này xuất hiện ở tất các hố khoan, được ký hiệu là (7) trên mặt cắt địa chất công trình. Thành phần chủ yếu là sét màu xám trắng, xám vàng. Bề dày thay đổi từ 2.4 – 6.3 m. Chỉ số xuyên SPT từ 30 - 43 búa. Tính chất cơ lý lớp này được mô tả ở Bảng 8.

Bảng 8. Chỉ tiêu cơ lý của Lớp 7

Lớp 8: Sản phẩm phong hóa của đá granit. Thành phần sét pha lẫn dăm đá phong hóa, sạn sỏi, trạng thái cứng

Lớp này xuất hiện ở tất các hố khoan, được ký hiệu là (8) trên mặt cắt địa chất công trình. Thành phần chủ yếu là sét pha lẫn đá dăm phong hóa, sạn sỏi. Bề dày thay đổi từ 1.9 – 2.8 m. Chỉ số xuyên SPT từ 39 - 45 búa. Tính chất cơ lý lớp này được mô tả ở Bảng 9.

Bảng 9. Chỉ tiêu cơ lý của Lớp 8

 


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.  Lê Văn Nãi (2000), Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
2.  Nguyễn Thanh, Trần Hữu Tuyên, and Đỗ Quang Thiên (2000), Đánh giá địa chất công trình độ ổn định vùng đồn bằng cửa sông ven biển Thuận An – Tư Hiền và dầm phá Tam Giang – Cầu Hai. In: Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học về vùng cửa sông ven biển Thuận An và đầm phá Tam Giang Cầu Hai, Hà Nội.
3.  Hồ Văn Bính (1995), Điều tra địa chất đô thị Huế. Cục Địa chất & khoáng sản.
4.  Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam (1999), Bản đồ Địa chất và khoáng sản, tờ Hương Hóa – Huế - Đà Nẵng, tỷ lệ 1/200000. Hà Nội.
5.  Nguyễn Trường Giang (2000), Báo cáo lập bản đồ địa chất thủy văn tỷ lệ 1/200000 vùng Huế - Đông Hà. Cục địa chất & khoảng sản việt Nam.
6.  Phạm Thị Thảo (2004), Nghiên cứu các kiểu cấu trúc nền đất yếu khu vực thành phố Huế và đề xuất giải pháp kỹ thuật cải tạo hợp lý. Luận văn Thạc sĩ Địa chất học, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế.
7.  Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao (1998), Địa chất Việt Nam. Tổng cục mỏ và địa chất, Hà Nội.
8.  NguyÔn Hång Anh (1985), Phương án thăm dò sơ bộ nước dưới đất vùng Huế - Bình Trị Thiên, Liên đoàn địa chất Miền Nam - Đoàn 708.
9.  Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam (1997), Nước dưới đất đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ. Hà Nội.
10.  Trương Thị Bảo Vy (2007), Nghiên cứu phương pháp thành lập bản đồ địa chất công trình tỷ lệ lớn (áp dụng cho khu vực thành phố Huế và phụ cận). Luận văn Thạc sĩ Địa chất học, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, 2007.